Sự thật đáng sợ về không khí chúng ta đang hít thở mỗi ngày

Sự thật đáng sợ về không khí chúng ta đang hít thở mỗi ngày

02:54 06/08/2020

 

Trung bình chúng ta hít thở 13 lần/ phút tương đương khoảng 19,000 lần/ ngày. Không khí là thứ chúng ta luôn nạp vào cơ thể mỗi giây mỗi phút. Và, có rất nhiều thứ theo không khí xâm nhập vào cơ thể chúng ta.

Theo thống kê, 1 ngày con người nạp vào cơ thể khoảng 1kg thức ăn, 2,5 lít nước và 12kg không khí. Mặc dù không thể nhìn và cầm lấy không khí là thứ chúng ta nạp vào nhiều nhất qua từng hơi thở, từng giây phút.

Ngày nay, không khí môi trường ở các khu đô thị lớn, các nước đang phát triển bị tác động rất lớn từ các nguồn gây ô nhiễm.

Xe cộ giúp cho con người đi lại, vận chuyển dễ dàng hơn, nhưng bên cạnh đó là tiếng ồn, khói bụi cũng nhiều hơn.

Các khu công nghiệp được mở rộng và phát triển nhanh theo nhịp độ công nghiệp hóa của đô thị cũng kéo theo những vấn đề liên quan đến chất thải ra môi trường. Điển hình đã có những trường hợp phát sinh liên quan đến ô nhiễm nguồn nước, đất đai và không khí.

Chính vì vậy, đa số ý kiến cho rằng lượng không khí bên ngoài ô nhiễm hơn nhiều so với trong nhà. Tất nhiên là lượng bụi mịn được đo lường thường cao gấp đôi so với điều kiện trong nhà.

Chúng ta ở đâu mỗi ngày

Theo Cục thống kê Lao động Hoa Kỳ, dưới đây là thời gian biểu của người lao động độ tuổi 25-45 dành ra trong ngày

Chúng ta ở đâu mỗi ngày

Mặc dù có những biện pháp để con người chống lại ô nhiễm khi ra bên ngoài như đeo khẩu trang, nhưng thực tế thì có đến 80% chúng ta dành thời gian ở trong nhà và nơi làm việc, nơi không khí cũng ô nhiễm không kém bên ngoài.

Theo các báo cáo của WHO cho thấy 7 triệu người chết hằng năm do ô nhiễm không khí gây ra, trong đó ô nhiễm không khí trong nhà là nguyên nhân chính gây tử vong cho 4 triệu người.

Những thứ rất quen thuộc cũng góp phần bào mòn sức khỏe chúng ta nếu không có nhận thức về nó, bao gồm:

Phấn hoa gây ô nhiễm

  1. Phấn hoa, thú cưng (lông, vụn móng, chất thải...) : Dị ứng, kích ứng da, viêm mũi
  2. Khói thuốc lá: gây ra hen xuyễn, bệnh tật do ảnh hưởng của khí CO trong khói thuốc.
  3. Bụi mịn là nguyên nhân chính gây ra các bệnh tinh mạch, chứng huyết áp cao, ung thư phổi.
  4. Virus, vi khuẩn tạo ra cúm, covid, lao...v.v 
  5. CO2 từ hoạt động công nghiệp, xe cộ, trao đổi chất sinh vật ở mức nồng độ cao gây nên chứng uể oải, đau đầu, hạn chế hoạt động, thậm chí gây ung thư
  6. VOCs từ sơn, khói thuốc, những chất tẩy rửa, bột giặt, … gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người già, trẻ nhỏ.

Chúng ta hít vào bao nhiêu hạt bụi mịn mỗi ngày:

Xem thêm: Bụi mịn là gì? Tác hại và cách xử lý bụi mịn

Bụi mịn là gì? Tác hại và cách xử lý bụi mịn

Ở ví dụ này, chúng ta sẽ lấy theo số liệu đo lường các hạt PM2.5. Theo tiêu chuẩn cho phép không ảnh hưởng tới sức khỏe con người, nồng độ bụi mịn PM2.5 không được vượt quá 10µg/m3. Nếu lấy số liệu đo được tại Hà Nội cuối năm 2019 là 104.3 µg/m3, cao gấp 10 lần ngưỡng cho phép (Theo báo Thanhnien.vn). Nếu dành thời gian ở ngoài, chúng ta sẽ nhận đủ đầy lượng ô nhiễm đó, nhưng ở trong nhà thì chỉ nhận nửa lượng đó.

Theo cách tính đó, chúng ta hít vào 4.5 – 45 lit khí mỗi phút (tùy vào hoạt động sinh hoạt khác nhau), qua đó có thể tính ra lượng hạt ta đã hít trong 1 ngày là: 318,700,000 hạt (số đã làm tròn)

Số thì to đó nhưng nó chỉ nặng khoảng 89 microgram mà thôi. Để dễ ước lượng thì hơn 3 triệu vạn hạt bụi mịn PM2.5 đó chỉ nặng bằng 1/14 hạt gạo. Theo cách tính này thì ta nạp vào cơ thể 1 hạt “gạo” PM2.5 sau 2 tuần hít thở. 

Đó là chưa tính PM1, PM10 và những hạt bụi nano khác. 

Vậy bụi mịn đó có nguy hại không ?

Các hạt bụi mịn này nhỏ hơn rất lần chiều rộng của tóc con người. Nghĩa là chúng ta không thể thấy, cầm nắm lấy chúng và chúng luôn hiện diện xung quanh ta. Các hạt này đủ nhỏ để luồn lách qua các túi phổi, tĩnh mạch phổi và xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu.

Chúng được hình thành từ các hợp chất kim loại, cacbon, nito, sunphua và luôn bay bồng bềnh trong không khí. Khi tiếp xúc lâu với ô nhiễm bụi mịn, con người sẽ có các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, khó thở, khô mắt… hoặc thời gian dài có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm như đột quỵ, tim mạch, ung thư…

 

Chúng ta đang hít những hạt bụi mịn này ở những đâu ?

Chúng ta có thể chia con số này (317,800,000 hạt) thành bốn nơi khác nhau, nơi chúng ta dành phần lớn thời gian trong ngày, để xem nơi này đang gây ô nhiễm nhất.

Dưới đây là những yếu tố chúng tôi xem xét khi tính toán:

  1. Khoảng thời gian chúng ta dành mỗi nơi
  2. Lượng không khí chúng ta thở mỗi phút ở mỗi nơi
  3. Nồng độ PM2.5 ở mỗi nơi

bụi mịn ở đâu?

Từ biểu đồ đó, chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét:

Mặc dù dành phần lớn thời gian trong nhà, nhưng đó không có nghĩa là chúng ta hít thở nhiều bụi mịn nhất. Nghiên cứu đã cho thấy chúng ta hít thở không khí nhiều hơn gấp 6 lần khi chúng ta đi bộ so với lúc chúng ta ngủ => điều đó cho thấy nếu chúng ta ở nhà và ngủ thì chúng ta cũng đang hít thở ít ô nhiễm hơn.

Mặc dù chỉ ở bên ngoài trong thời gian ngắn, nhưng chúng ta thực sự thở nhiều hơn, do thường hoạt động nhiều hơn so với ở trong nhà. Cùng với thực tế là bên ngoài ô nhiễm hơn, chúng ta đang hít thở gần 1/3 lượng hạt đó (31% từ biểu đồ tròn)

Ngoài bụi mịn, VOCs cũng là một sát thủ thầm lặng

Xem thêm: VOCs là gì? 

VOCs là gì?

VOCs, hay còn gọi là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi là tác nhân gây ô nhiễm ở môi trường trong nhà. VOCs gồm hàng nghìn chất khác nhau, trong đó nổi bật là Benzen, Toluene, Ethylbenzene, Xylene, formaldehyde…. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, nồng độ VOCs trong nhà cao gấp 2-5 lần ngoài trời. Cá biệt, nồng độ của một số VOCs có thể cao hơn tới mười lần so với ngoài trời. Trong một số hoạt động phát sinh ra lượng lớn VOCs như sơn nhà mới, sử dụng chất tẩy rửa nhiều, Nồng độ có thể gấp 1.000 lần mức độ ngoài trời. 

VOCs, sinh ra từ nhiều nguồn, bao gồm: không khí ngoài trời, vật liệu xây dựng, các sản phẩm gia dụng, khói thuốc lá, đốt nguyên liệu, chất tẩy rửa… Đáng lo ngại là các chất này có thể dễ dàng bay hơi ở nhiệt độ phòng và theo đường hô hấp của con người, len lỏi vào các bộ phận và dần dần gây nên các bệnh nghiêm trọng, thậm chí gây ung thư, tử vong nếu tiếp xúc trong một thời gian dài.

Kết luận:

Dù ở trong nhà hay ngoài trời, việc hít thở một bầu không khí ô nhiễm mang lại rất nhiều nguy cơ bệnh tật cho con người. Để giảm thiểu những tác động của ô nhiễm không khí, chúng ta cần:

  • Đeo khẩu trang đạt chuẩn khi ra đường. 
  • Trồng nhiều cây xanh
  • Hạn chế di chuyển trong những khung đường đông đúc xe cộ, nhiều khói bụi
  • Sử dụng máy lọc không khí đạt chuẩn

Không khí sạch mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người, do đó, chúng ta có thể hạn chế ô nhiễm không khí bằng cách giảm đến mức tối đa các hoạt động gây phát thải ô nhiễm. 

Bình luận: 2
binh-luan

Impaith 10:02 10/11/2022

21 In a separate pilot study, patients with breast cancer underwent EEG monitoring and neuropsychological testing before, during, and after recovery from chemotherapy, and age matched healthy controls were evaluated at the same time points online cialis pharmacy

binh-luan

ByncDoosy 12:42 01/06/2022

Purchase Legally Fedex Progesterone Direct Pills Cod Overseas Ifzeju https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Sgfszt viagra para hombre Xhkjxb Viagra En Espana Sin Receta Cialis Sefqjv Canada Branded Viagra Nvhqjp Arrow Lisinopril Without Prescription https://newfasttadalafil.com/ - Cialis

Viết bình luận